Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Câu chuyện về lòng bác ái

Đại văn hào Pháp Victo Hugo đã tạo ra hai nhân vật Jean Vajean và Myrien trong tác phẩm “Những người khốn khổ” để tạo minh chứng cho mọi thời đại, chính các công việc bác ái, từ thiện đã cải tạo được biết bao các phần tử xa đọa, biết bao con người nguy hại cho gia đình và cho xã hội.
Một chiều nọ tại Montreil nước Pháp, một đám cháy lớn xảy ra gần trong khu vực có nhà ông cảnh sát trưởng. Người ta thấy một người lạ mặt chữa cháy một cách hăng say, đặc biệt là , duy chỉ có anh ta đủ can đảm xông vào ngọn lửa để cứu hai con ông cảnh sát và đưa hai em ra ngoài an toàn. Từ đó, người thanh niên này được dân địa phương giúp đỡ, anh xưng tên là Madeleine. Anh tận tụy với mọi người, sống vui vẻ, đầy tình thương, đầy bác ái, anh đã chiếm được cảm tình từ người già đến trẻ con Montreil. Kết quả là trong kỳ bầu thị trường, anh đã đắc cử. Ông thị trưởng Madeleine sống đơn sơ, thương yêu và hay giúp đỡ mọi người. Ông sống bình dị, bác ái, lo mở mang nhà dưỡng lão, trường học, cô nhi viện, viện tế bần. Ông thường có mặt trong các gia đình tang chế, thích thăm người bệnh hơn là tới các cuôc hội hè, yến tiệc linh đình. Ông được mọi người kính trọng, yêu quý..Nhưng một số các mệnh phụ trong tỉnh, bạ miệng, đồn đại với nhau rằng: ông là một nhà phù thủy. Lý đó đó là ông có một căn phòng kín, không cho ai lui tới, phải chăng ông luyện bùa phép ở đó chăng?
Lạy Chúa, cuộc sống luôn bon chen, giành giựt lẫn nhau vì miếng cơm manh áo, khiến chúng con dễ có thái độ nghi kỵ, kết án lẫn nhau, đôi khi dẫn đến tẩy chay nhau một cách vô cớ. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng, chúng con chỉ được hạnh phúc khi trao ban, khi sống yêu mến tha nhân hết mình. Nhưng Chúa ơi, giữa cuộc sống bận rộn đầy bon chen này, chúng con thật khó dành thời giờ cho anh em, và càng khó kiên nhẫn để cư xử tốt với mọi người. Giữa cuộc sống đầy giả dối này, chúng con thường có khuynh hướng nhìn người bằng ánh mắt hoài nghi xem thường. Xin loại trừ nơi chúng con thói giả dối hay lường gạt lẫn nhau. Xin cho chúng con biết luôn quảng đại và thứ tha cho nhau. Xin giúp chúng con luôn sống liên đới với nhau trong sự cảm thông, nâng đỡ và bác ái với nhau.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu, xin cho chúng con học nơi Chúa luôn yêu thương mọi người, ngay cả khi họ xúc phạm đến chúng con. Amen.

"Hãy đem những cái bên trong ra mà bố thí, thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho các ông." (Lc 11,41)

Suy niệm: 
A- Phân tích (Hạt giống...)
1. Hoàn cảnh: Một người Pharisêu mời Chúa Giêsu đến nhà dùng bữa. Vừa vào nhà, Chúa Giêsu “liền vào bàn ăn”: nghĩa là Ngài không rửa tay trước. Nhóm Pharisêu coi các nghi thức thanh tẩy rất quan trọng, không phải vì lý do vệ sinh mà vì lý do luân lý, nhằm tẩy xóa những ô uế mà ta có thể vô tình bị lây nhiễm khi tiếp xúc với những kẻ tội lỗi. Trong câu chuyện này, không phải Chúa Giêsu quên, mà đó là lập trường cố hữu của Ngài (x. 11,14-29). Dĩ nhiên người pha-risêu ấy ngạc nhiên và thầm khó chịu trong lòng.
2. Nhân dịp này, Chúa Giêsu đưa ra một bài học về những cái bên ngoài và bên trong: bên ngoài là việc tuân thủ những quy định về nghi thức; bên trong là lòng đạo đức thật. Nhóm Pharisêu chỉ chú trọng tới cái bên ngoài và bỏ quên cái bên trong.
3. Tiếp theo Chúa Giêsu nói về “sự bố thí”. Ngài khẳng định rằng bố thí có thể thay thế mọi quy định lề luật: đối với người bố thí cho kẻ nghèo thì mọi cái đều tinh sạch.
B- Suy gẫm (... nẩy mầm)
1. Cái nhìn toàn diện: Khi chỉ trích những người biệt phái quá chú trọng đến bề ngoài, không phải Chúa Giêsu chủ trương chỉ lo đến bề trong. Thực ra, Chúa Giêsu muốn chúng ta có cái nhìn toàn diện về cuộc sống, về những biến cố xảy đến cho con người. Phải có sự thống nhất trong ý hướng và hành động. Phải có sự hòa hợp giữa đức tin và việc làm. Đi xa hơn nữa, chúng ta có thể nói Chúa Giêsu không muốn tách biệt giữa cái bên trong với cái bên ngoài, cái thánh thiêng với cái phàm tục. (Trích: Mỗi ngày một tin vui)
2. Nhìn tượng Trái tim Chúa Giêsu, một người nói: “Có lẽ Chúa Giêsu là người duy nhất dám đưa trái tim bên trong của mình ra ngoài cho người ta thấy”. Người thứ hai góp ý: “Ngài là người độc nhất trong lịch sử không cần che dấu gì về mình cả”. (Onward)
3. Một ông vua kia rất ham mặc áo quần đẹp. Hai tên lưu manh đến gạ gẫm:“Chúng tôi có thể dệt và may cho bệ hạ một bộ áo rất đặc biệt từ xưa tới nay chưa ai từng thấy. Nhưng áo này phải dệt bằng vàng”. Vì quá ham bộ áo đặc biệt ấy, nhà vua đưa cho hai tên ấy hết túi vàng này tới túi vàng khác. Thực ra chúng chẳng may gì cả. Rồi một hôm hai tên lưu manh cho biết áo đã may xong, mời nhà vua mặc thử. Chúng chỉ làm cử điệu tay chân như đang mặc áo cho nhà vua. Khi chúng cho biết đã mặc xong, nhà vua hỏi các quan chung quanh “Áo ta có đẹp không?” Ai nấy trầm trồ khen nức nở. Quá phấn khởi, nhà vua bảo quân hầu kiệu ngài ra các đường phố để khoe áo đẹp. Dân chúng hai bên đường cũng nức nở khen. Nhà vua rất sung sướng. Bỗng nhiên một đứa trẻ hô lớn: “Ông vua ở truồng! Ông vua ở truồng!”  Nhà vua nhìn lại mình và mới biết mình đang ở truồng thật.
4. “Đồ ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao?” (Lc 11,40)
Cứ hè đến là nó đi tĩnh tâm hay đi linh thao. Như mọi người, nó cũng thinh lặng, nhận điểm, dự cầu nguyện, dự lễ, xưng tội, và còn nức nở sám hối nữa. Ai cũng nghĩ nó là người đạo đức. Nhưng lần này nó lộ nguyên hình là đứa đạo đức giả, đúng hơn, một “diễn viên kịch” đại tài trong đời sống đức tin. Điều lạ lùng là nó cũng thừa nhận như vậy. Khi bị chất vấn, nó cười chua chát: “Phải, tôi chưa tin Chúa, tôi đi tìm Ngài và ước ao được thấy Ngài và ước ao được thấy Ngài qua đời sống của các bạn. Để được đón nhận nhanh nhất, bằng mọi giá, tôi phải có hình thức giống mọi người. Tôi phải trở thành Pharisêu...”
Lạy Chúa, chúng con không chuộng lối sống đạo hình thức, nhưng lại đánh giá và chỉ chấp nhận nhau khi có sự đồng điệu ở bề ngoài. Vô tình chúng con xô đẩy nhau đến chỗ trở thành những Pharisêu chính hiệu.Chúa ơi, xin đừng để ai muốn tìm Chúa nơi con phải thất vọng. (Hosanna)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét