Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Câu chuyện về sự "thật, giả" của lòng nhân ái

Câu chuyện về sự "thật, giả" của lòng nhân ái

Còn nhiều bức xúc trong chuyện từ thiện, nhưng chú muốn cháu sống tự nhiên, hồn nhiên như cái tuổi lên 10 của cháu. Bởi bên cạnh những người "núp dưới lòng nhân ái" vẫn còn những người nhân ái thực sự đó thôi.

Thư của một cậu bé vùng bão lũ

Chú à!

Bão thì làng cháu nhiều, nhưng lũ như đợt vừa rồi thì quả thực là ít. Ban đầu cháu còn hí hửng bảo tập bơi thích quá. Nhưng cháu đã bị mẹ cháu mắng. Chưa bao giờ mẹ mắng cháu nặng như thế.

Mấy hôm sau cháu mới hiểu. Lũ đã đánh ngục ngôi trường kiên cố của cháu huống gì cái mái nhà cháu vốn đã xập xệ. Cả làng cháu lả đi trong đơn đói. Bố cháu da xanh, môi thâm nhưng vẫn nhường cơm cho cháu mà không hề rên la.

Nước rút, cả làng cháu rớt nước mắt khi nghe có đoàn cứu trợ về cứu làng. Cháu cả mẹ cháu kiên nhẫn đợi ở ủy ban. Đợi, đói lả cả người, chú Bí thư bảo: "nước vẫn ngập, xe chưa vào được". Nhưng làng cháu cũng tình nghĩa lắm, chả lẽ người ta vượt bao nhiêu km đến đây mà mình lại bỏ về. Thế là bạc nghĩa. Thế là lại đợi, cho đến lúc sự kiên nhẫn của hai mẹ con cháu gần như đã kiệt thì các cô chú xuất hiện.

Thùng lớn thùng nhỏ, "các cô chú đẹp đẽ" rỉ tai nói gì ý, bác chủ tịch xã lắc đầu rồi lại gật gật... Rồi phát quà, rồi quay phim, chụp ảnh rầm rập. Dù mẹ cháu có mắng nhưng cháu không chịu được vẫn cứ mở túi quà vừa được nhận. Là mì tôm, là bánh, cả những bịch sữa và những viên thuốc toàn tiếng tây mà mẹ cháu cũng không hiểu là chữa bệnh gì. Sau này cháu người làng xì xào "thuốc hết đát". Nhưng mẹ bảo: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Thế quý rồi con ạ! Không người ta lại bảo ăn mày đòi xôi gấc" 

Chuyện này cháu không nề hà. Nhưng cháu buồn vì nhà thằng Tèo bạn cháu, nhà nó nghèo ngang ngửa nhà cháu ấy vậy mà lại không có tên trong danh sách hộ bị thiệt hại.

May quá! không hẹn trước, đùng cái một đoàn cứu trợ khác đến làng cháu phát đồ cứu trợ -mà lại không thông qua xã - về sau này cháu mới biết. Các cô chú này bảo: "Họ không muốn gửi qua đoàn thể nào cả mà muốn trao tận tay cho những hộ nghèo nhất trong xã. Không cần đến quay phim chụp ảnh cũng như ký quáy gì cả".

Người dân đói khát trên những nóc nhà
Mẹ cháu nhiệt tình dẫn đến những hộ đói trong làng. Cháu dắt họ qua cả nhà thằng Tèo, bạn cháu. Trao quà xong đoàn đi - chứ không ở lại ăn cơm với xã như bao đoàn trước - bác chủ tịch xã gọi mẹ cháu lên hầm hè chỉ mặt mẹ cháu bảo "Lần sau cấm được làm thế, cái gì cũng cần phải có đoàn thể. Cứu trợ thì phải - thông - qua - xã".

Mẹ cháu sợ, nín lặng. Nhưng về đến nhà mẹ cháu bảo: "dân làng mình thích kiểu trao quà như thế này hơn". Mẹ cháu làm như thế có gì sai? Từ bận ấy đến giờ cháu cứ nghĩ: giá như chú làm chủ tịch "hội trao quà".

Kính thư!

(Cháu Tý, người chèo đò đưa chú đi mấy hôm lũ.)

... và tâm sự của một nhà báo

Tý yêu quý.

Chú chỉ là một phóng viên như bao nhà báo khác. Công việc của chú là phản ánh việc xảy ra ở làng cháu lên báo, kêu gọi và một tý quyên góp cho đồng bào bão lụt - trong đó có cả cháu. Nhưng đây không phải lý do khiến chú phải nói lời xin lỗi cháu hôm nay. Bởi chú càng đọc thư của cháu, càng đọc những gì đang diễn ra. Chú thấy cần phải chia sẻ với cháu.

Giờ chú vẫn nhớ thằng Tý đen đủi như củ súng chèo đò đưa chú đi tác nghiệp cả mấy hôm lũ. Cháu, đứa trẻ con ở quê mến khách. Lúc chia tay không có gì làm quà, chú đã gom tất cả những bút viết cũ mới đang có, trao cho cháu và chúc học giỏi. Cháu bất chợt oà khóc, níu lấy tay chú như chẳng muốn rời.

Cháu đã như thế, như một cái cây non, bé bỏng, run rẩy, nhưng khao khát được sống. Chú tự hào về cháu. Cho đến ngày cháu biết những sự thật trên.
Tý ạ! Chắc chắn cháu ở xa nên chưa biết cái vụ người ta bán quần áo cứu trợ để làm giẻ lau xe ô tô, lau máy ở Nghệ An - một sự sỉ nhục vào tấm lòng nhân ái. Chú khẩn thiết thấy nhục nhã khi phải kể với cháu điều này.

Nếu sau này có điều kiện, chỉ cần cháu vào google gõ dòng chữ "ăn chặn tiền cứu trợ" sẽ thấy ra tới Khoảng 32.500 kết quả ( chỉ trong vòng 0,43 giây) ... ấy là thời điểm ngày hôm nay đấy Tý ạ!

Thế nên cũng là điều dễ hiểu khi bây giờ, nhiều đoàn thể, cá nhân sau khi quyên góp đã bỏ công bỏ việc đến tận làng cháu, để phát quà cho những người mà họ tai nghe mắt thấy.

Cũng phải thôi, bởi chú còn nhớ như in cách đây 10 năm. Chú biết tỏng cái gã nhà bên làm ở thành đoàn, chỉ một cú đi trao quà cứu trợ, vậy là là hắn về đập nhà cũng xây nhà mới. Chú biết, mọi người biết. Nhưng bằng chứng đâu? Cả nước góp tình thương vào một túi và hắn lấy tiền ở trong cái túi đó kia mà. Tiền của nhiều người chứ đâu lấy tiền một cá nhân ai? Vậy là hòa. Chả ai kêu và cũng chả ai làm gì được. Chỉ ấm ức. Đến giờ chú vẫn ấm ức.
Quần áo cứu trợ để làm giẻ lau xe ô tô, lau máy ở Nghệ An - ảnh Bee.net.vn
Người ta bảo "mất tiền bạc là mất ít, mất thời gian là mất nhiều còn mất lòng tin là mất tất cả", chú thực sự lo sợ. Sợ tất cả những gì đang diễn ra quanh cháu, có khác nào cơn lũ. Nó đáng sợ không kém cơn lũ đã từng cuối trôi đi tất cả của làng cháu. Chú làm sao bao bọc cho cháu tránh xa những thứ thứ khủng khiếp ấy. Quả thực chú bối rối.

Còn nhiều thứ lắm trong chuyện từ thiện, cứu trợ, chuyện xà xẻo... Nhưng chú không dám kể ra nữa vì sợ rằng cháu sẽ càng tự ti hơn. Chú muốn cháu sống tự nhiên, hồn nhiên như cái tuổi lên 10 của cháu. Nhưng chú phải làm sao bây giờ? Mà Tý ạ, bên cạnh những người "núp dưới lòng nhân ái" vẫn còn những người nhân ái thực sự đó thôi. Cháu phải tự cố cân bằng giữa hai chuyện nhé!
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa là thần lương nuôi dưỡng chúng con. Xin ban cho chúng con sức mạnh để dám sống cho niềm tin của mình giữa một thế giới đang loại trừ Thiên Chúa. Xin cho chúng con luôn là ánh sáng dẫn dắt anh em đi trong chân lý vẹn tuyền, và là muối men cho cuộc sống thắm đượm tình yêu thương bác ái.
Vâng lạy Chúa, thế giới chúng con đang sống luôn phủ nhận những giá trị linh thánh. Người ta luôn quan tấm đến tiền tài, danh vọng. Người ta sống tưởng chừng như chỉ để kiếm tiền và hưởng thụ. Một thế giới đề cao vật chất đến độ cố tình lãng quên tình Chúa. Xin cho chúng con sự tự do đích thực của con người, là không lệ thuộc những đam mê của danh lợi thú trần gian, đề nhở đó chúng con biết chọn lựa những giá trị vĩnh cửu, hơn là những giá trị vật chất mau qua. Xin giúp chúng con dám sống theo sự thiện, hơn là sống gian dối để được bổng lộc trần gian.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, Chúa đã từng khiển trách sự giả dối của nhóm Phariseu. Chúa biết trước họ sẽ để tâm tìm cách làm hại Chúa như cha ông họ đã từng giết hại các ngôn sứ. Xin cho chúng con ơn can đảm để dám nói sự thật, dám bảo vệ sự thật. Xin loại trừ nơi chúng con sự hèn nhát, và ích kỷ để chúng con luôn sống cho công lý và sự thật. Xin cho thế giới chúng con đang sống có nhiều người biết nhận ra lẽ phải và biết quy phục sự thiện, hầu xây dựng một thế giới an bình và thịnh vượng. Amen.

"Dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu của tất cả các tiên tri đã đổ ra từ lúc tạo thành vũ trụ." (Lc 11,50)

Suy niệm: 
A- Phân tích (Hạt giống...)
Trong đoạn Phúc Âm hôm qua, Chúa Giêsu trách các người biệt phái. Trong đoạn Phúc Âm hôm nay Ngài trách các luật sĩ:
1. cc. 47-48 “Xây lăng cho các ngôn sứ”: Có một truyền thống truyền khẩu rằng các ngôn sứ thường bị bách hại: Isaia đã bị cưa làm 2 khúc, Giêrêmia bị dân ném đá chết, Amos bị đập đến chết (x. Dt 11,32-40; 2Sb 24,22)... Khi người Do Thái thời Chúa Giêsu xây lăng cho các ngôn sứ thì họ chứng tỏ họ chẳng ăn năn gì về việc tổ tiên họ đã giết chết các vị ấy trái lại còn tán thành. Thái độ ấy còn cho thấy rằng sứ điệp của các vị ấy chẳng có ý nghĩa gì đối với họ, cùng lắm chỉ là những sứ điệp cho các thế hệ xa xưa thời trước.
2. cc. 49-51 Chúa Giêsu duyệt lại lịch sử: chương trình của Thiên Chúa (“Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa”) là gởi “các ngôn sứ và các tông đồ” đến với loài người để kêu gọi loài người ăn năn. Thế nhưng loài người đã chẳng đón nhận sứ điệp ấy, lại bách hại các vị ấy. Mặc dù Chúa Giêsu chỉ nêu tên hai người là Aben và Dacaria, nhưng vì trong Cựu Ước Híp-ri, tên Aben ở đầu sách và tên Dacaria ở cuối sách, nên ý của Ngài là nói đến toàn bộ tội giết các ngôn sứ trong lịch sử. Và Chúa Giêsu cảnh cáo: nếu người Do Thái thời nay không chấm dứt thái độ ấy thì họ sẽ bị Thiên Chúa công bình hỏi tội (“thế hệ này sẽ bị đòi nợ máu”).
3. c. 52 “Cất giấu chìa khóa sự hiểu biết”: do những kiến thức về Thánh Kinh, các luật sĩ đã nắm trong tay chìa khóa mở cửa vào Nước Trời. Nhưng do thái độ của họ, chẳng những họ không vào đó được mà lại còn ngăn cản người khác vào.
B- Suy gẫm (...nẩy mầm)
1. Tội giết các ngôn sứ: Các ngôn sứ là những người nói thay Chúa. Lời các ngài nói nhiều khi chói tai dân Do Thái nên nhiều vị đã bị bách hại và giết chết. Không riêng gì dân Do Thái, chúng ta ngày nay cũng có thể phạm tội giết ngôn sứ nếu như chúng ta không tập cho quen lắng nghe sự thật Chúa nói trong lương tâm chúng ta hoặc qua những “lời thật mất lòng” của người khác.
2. Cất dấu chìa khóa sự hiểu biết: Các luật sĩ là những người hiểu biết luật lệ Thánh Kinh. Họ được coi là những người lãnh đạo dân chúng vì họ nắm giữ “chìa khóa của sự hiểu biết”. Thế nhưng thay vì phục vụ, hướng dẫn người khác, họ đã sử dụng sự hiểu biết để bắt người khác phục vụ mình. Một cách nào đó, ai trong chúng ta cũng có trách nhiệm hướng dẫn kẻ khác. Cuộc sống hiện tại của chúng ta có sáng tỏ để người khác có thể nhận ra chân lý đức tin không? Trong cách cư xử hằng ngày, chúng ta có ý thức phải sống thế nào để kẻ khác nhìn vào mà ngợi khen Cha trên trời không? (Trích: Mỗi ngày một tin vui)
3. “Thật, các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các vị tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ!” (Lc 11,47)
Chúa khiển trách người Pharisêu và các kinh sư là giả hình. Họ giả hình bởi che đậy tội lỗi bằng cách xây dựng những nấm mộ hào nhoáng, bằng luật giữ luật từ ngoài, bằng cách lên án người công chính…
Còn tôi, vì sợ mất địa vị, đã lừa dối mọi người, vì sợ hổ thẹn, đã không dám nói sự thật, vì sợ liên lụy, đã bỏ mặc anh em, và vì ích kỷ, đã xa rời Chúa, xa cách anh em...
Lạy Chúa, Chúa đã ban cho con tự do, xin cho con biết lựa chọn và dám sống như Chúa dạy. (Hosanna)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét